Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
11:03 05/03/2025

Bắc Kinh nâng thuế nhập khẩu lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ và hạn chế 25 doanh nghiệp, gây thêm áp lực lên thị trường. Dù tác động trước mắt không quá lớn, nhưng căng thẳng có thể leo thang nếu hai bên không tìm được giải pháp. Trung Quốc đang giữ thế kiềm chế, nhưng vẫn sẵn sàng đáp trả khi cần.

Trung Quốc ngày thứ Ba đã phản ứng ngay sau khi Mỹ công bố các mức thuế mới, thông báo tăng thuế nhập khẩu từ 10% đến 15% đối với nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm của Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đưa 25 doanh nghiệp Mỹ vào danh sách hạn chế xuất khẩu và đầu tư.

Nhận định từ các chuyên gia
Theo Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa, Saxo Bank: "Động thái này diễn ra vào thời điểm bất lợi cho giá ngô Mỹ, vốn đã chịu áp lực bán mạnh do các quỹ phòng hộ tích lũy lượng đặt cược tăng giá quá lớn trong thời gian qua. Việc Trung Quốc áp thuế sẽ càng khiến nước này gia tăng nhập khẩu ngô và đậu nành từ Brazil, trong khi nông dân Mỹ phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay trước mùa gieo trồng vụ xuân."

Theo Charu Chanana, chiến lược gia đầu tư trưởng, Saxo, Singapore: "Dù mức thuế Trung Quốc đưa ra không quá mạnh tay, nhưng đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn ngồi vào bàn đàm phán với Trump. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ căng thẳng thương mại leo thang trước khi hai bên tìm được giải pháp. Động thái này cũng có thể phản ánh sự tự tin ngày càng lớn của Trung Quốc trong việc ứng phó với các thách thức trong nước, đặc biệt khi họ đang thu hẹp khoảng cách trong cuộc đua AI. Thị trường sẽ dõi theo sát sao các biện pháp kích thích kinh tế từ kỳ họp 'lưỡng hội'."

Tommy Xie, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu, OCBC Bank, Singapore cho biết: "Thuế quan cũng giống như tỷ giá hối đoái, đều mang tính tương đối. Nếu các nước khác cũng bị áp thuế hoặc có nguy cơ bị áp thuế, thì tác động sẽ không quá nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là khi chỉ một quốc gia bị đánh thuế đơn phương. Nếu Mỹ áp thuế lên tất cả, thì chẳng khác nào đang thu phí bảo kê."

Charles Wang, nhà sáng lập Dragon Pacific Capital Management tại Thâm Quyến phát biểu: "Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát, quan hệ căng thẳng với châu Âu và Trung Quốc và cuộc chiến thương mại chỉ khiến tình hình thêm phức tạp." Trong khi đó, Trung Quốc đã giảm sự phụ thuộc thương mại vào Mỹ từ 23% xuống còn khoảng 13%, nên tác động trực tiếp là không quá lớn. Hơn nữa, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi và kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ đưa ra thêm các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

"Vì vậy, thị trường chứng khoán khó bị ảnh hưởng đáng kể. Dù thị trường Hong Kong có thể gặp một số áp lực điều chỉnh, nhưng đây chỉ là biến động nhỏ và không đáng lo ngại."

Liu Jinlu, nhà nghiên cứu nông nghiệp tại Guoyuan Futures, Bắc Kinh cho biết: "Động thái áp thuế 10% lên đậu nành Mỹ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, khiến Trung Quốc phải tăng cường mua hàng từ Brazil và các quốc gia khác." Điều này có lợi cho ngành nông sản trong nước nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. "Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, đang tiến sát giới hạn xuất khẩu sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, với dự báo xuất khẩu đạt 96 triệu tấn trong năm 2024. Hiện Brazil đang trong mùa thu hoạch, nhưng nguồn cung chưa đến Trung Quốc với số lượng lớn, dự kiến sẽ tăng mạnh vào quý hai. Mức thuế mới của Mỹ có thể khiến thị trường đậu nành vốn đã khan hiếm càng thêm căng thẳng."

Theo Genevieve Donnellon-May, nhà nghiên cứu tại Oxford Global Society, Melbourne: "Dù mức thuế mới thấp hơn con số 25% của năm 2018, nhưng vẫn tác động tới nhiều mặt hàng nông sản quan trọng. Ngoài ra, Bắc Kinh hoàn toàn có thể tiếp tục nâng thuế lên 20% trong thời gian tới.

"Trước đây, đậu nành là điểm yếu trong cuộc chiến thương mại dưới thời Trump, nhưng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm và có sự chuẩn bị tốt hơn, nhờ chiến lược đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm."

Wang Zhuo, đối tác tại quỹ phòng hộ Zhuozhu Invest, Thượng Hải phát biểu: "Việc Mỹ tăng thuế với Trung Quốc có thể phản tác dụng, bởi nền kinh tế Mỹ vẫn cần hàng hóa giá rẻ để kiềm chế lạm phát. Mặt khác, thuế nhập khẩu lên nông sản Mỹ cũng sẽ tác động tiêu cực đến Trung Quốc, nhưng đây là phản ứng mang tính chính trị cần thiết.

"Điều quan trọng là Trung Quốc đưa ra biện pháp đáp trả mang tính biểu tượng, nhưng tránh làm căng thẳng leo thang ngoài tầm kiểm soát."

Dennis Voznesenski, chuyên gia phân tích tại Commonwealth Bank, Sydney "Việc Trung Quốc đánh thuế lên lúa mì và ngô Mỹ có thể thúc đẩy nhu cầu đối với lúa mì và lúa mạch Úc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc đã chững lại, điều này có thể làm giảm tác động tích cực đối với các nước xuất khẩu khác."

Wan Chengzhi, chuyên gia phân tích tại Capital Jingdu Futures, Đại Liên: "Thời kỳ cao điểm nhập khẩu đậu nành Mỹ đã qua, do đó, mức thuế mới có thể không ảnh hưởng lớn đến tổng lượng nhập khẩu. Nếu giá cả biến động trong thời gian tới, đó có thể là phản ứng tâm lý của thị trường hơn là tác động thực tế."

Theo Ole Houe, giám đốc dịch vụ tư vấn tại Ikon Commodities, Sydney: "Đây là tín hiệu tiêu cực đối với thị trường nông sản Mỹ, gây áp lực giảm giá. Trung Quốc vẫn có đủ nguồn cung từ các quốc gia khác, nhưng Mỹ sẽ chịu tổn thất lớn hơn, bởi hiện 30% lượng đậu nành xuất khẩu của Mỹ vẫn đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc."

Bắc Kinh giữ thế kiềm chế trước áp lực thuế quan từ Mỹ
Even Pay, chuyên gia phân tích nông nghiệp tại Trivium China phân tích: "Trung Quốc đang phản ứng có một cách có tính toán. Trong khi Trump áp thuế 20% lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh chỉ nhắm vào một số mặt hàng Mỹ và giữ mức thuế dưới 20%. Đây là tín hiệu rõ ràng rằng Trung Quốc không muốn đẩy căng thẳng lên cao mà đang tìm cách hòa hoãn. Dù vậy, cuộc chiến thương mại 2.0 vẫn đang ở giai đoạn đầu. Nếu Trump và Tập có thể đạt thỏa thuận, vẫn còn cơ hội để tránh một cuộc đối đầu kéo dài."

Theo Rosa Wang, chuyên gia phân tích tại JCI, Thượng Hải: "Về ngắn hạn, tác động đến thị trường nội địa không quá lớn vì: (1) Hiện là mùa thu hoạch đậu nành Nam Mỹ, còn Mỹ đang trong giai đoạn thấp điểm; (2) Trung Quốc đã giảm đáng kể nhập khẩu đậu nành Mỹ, đưa tỷ trọng của mặt hàng này xuống còn 17% trong tổng nhập khẩu. Tuy nhiên, mức thuế mới đánh vào nhiều mặt hàng sẽ gây khó khăn lớn cho xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Mỹ, đặc biệt là cá rô phi. Với thuế nhập khẩu tăng thêm 10% nâng tổng mức thuế lên tới 45%, gần như triệt tiêu khả năng xuất khẩu sang thị trường này.

Investing

Bài viết liên quan

Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ Bắc Kinh nâng thuế nhập khẩu lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ và hạn chế 25 doanh nghiệp, gây thêm áp lực lên thị trường. Dù tác động trước mắt không quá lớn, nhưng căng thẳng có thể leo thang nếu hai bên không tìm được giải pháp. Trung Quốc đang giữ thế kiềm chế, nhưng vẫn sẵn sàng đáp trả khi cần.
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Ngô CBOT Thông tin sản phẩm
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Lúa mì Kansas Thông tin sản phẩm
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Lúa mì Thông tin sản phẩm
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Khô đậu tương CBOT Thông tin sản phẩm
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Gạo thô CBOT Thông tin sản phẩm
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Đậu tương CBOT Thông tin sản phẩm
Trung Quốc áp thuế bổ sung 10%-15% lên nhiều mặt hàng nông sản Mỹ
Dầu đậu tương CBOT Thông tin sản phẩm