Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
02:10 24/10/2022

"...cứ 10 euros khí đốt được giao dịch thì có tới 9 euros là mua đi bán lại nhằm mục đích đầu cơ." - Báo Expansión của Tây Ban Nha

Đầu cơ tài chính là một trong những lý do khí đốt tại Châu Âu đã tăng vọt vào tháng 8 năm nay. Hậu quả của điều này là các công ty tài chính được hưởng lợi song hành cùng với sự thua thiệt của các công ty nhập khẩu xăng dầu.

Hội nghị Thượng đỉnh Châu Âu ngày 21/10 diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn những tháng trước do giá khí đốt đã giảm đáng kể so với các tháng trước đó. Những dự báo về thị trường trước đó đã không chính xác. Thời tiết vẫn thuận lợi, nhiệt độ ấm áp, tiêu thụ khí đốt giảm so với năm trước, 27 nước trong Liên minh Châu Âu đã tiết kiệm được 11% lượng khí đốt trong 6 tháng đầu năm nay. Các kho dự trữ khí đốt ở Châu Âu đều gần như được lấp đầy so với trung bình 5 năm trở lại đây (kho dự trữ khí đốt tại Đức đã đầy 96.27%).

Những điều trên đã làm dấy lên quan ngại cho các nhà chức trách trong Liên minh Châu Âu rằng liệu có xảy ra thao túng giá năng lượng trong thời gian gần đây. Nhiều người nghi ngờ rằng các công ty tài chính đã tạo ra những sự hoảng hốt để thu lợi nhiều hơn cho họ từ chứng khoán phái sinh.

Tờ Mặt trời 24 giờ tại Italy giải thích rằng bên mua và bên bán khí đốt sử dụng hợp đồng kỳ hạn như là một hình thức bảo vệ để chắc chắn mua được hoặc bán được trong tương lai với mức giá ấn định tại thời điểm hiện tại. Một doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt nếu dự đoán còn có thể cao thêm nữa sẽ tham gia hợp đồng kỳ hạn khí đốt ở vị thế mua để có thể chắc chắn mua được khí đốt trong tương lai với giá mà họ ấn định ở thời điểm hiện tại. 

Điều này đã tạo ra các khe hở khiến các quỹ đầu cơ tạo ra các dự báo gây bất ổn tới nhu cầu của các công ty nhập khẩu khí đốt như chiến sự kéo dài, mùa đông được dự báo lạnh và kéo dài, thiếu điện, thiếu gas để họ có thể kí được hợp đồng chứng khoán phái sinh sớm với giá cao.

Nhưng thực tế tình hình lại không bi thảm đến như vậy, giá năng lượng hiện tại đang sụt giảm. Các quỹ đầu cơ hiện đã bán lại các hợp đồng phái sinh này cho các doanh nghiệp thực sự có dầu có khí để họ bán hàng cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Từ đó, quỹ đầu cơ ăn phần chênh lệch và doanh nghiệp nhập khẩu mất nhiều tiền để mua lượng khí đốt đáng lẽ ra có thể rẻ hơn nhiều trên thị trường giao ngay.

Về vấn đề này, Ủy ban Châu Âu đang mở ra cuộc điều tra phân tích xem các trung gian tài chính có thao túng thị trường khí đốt theo cách đó hay không. Theo tờ Expansión của Tây Ban Nha, cứ 10 euros khí đốt được giao dịch thì có tới 9 euros là mua đi bán lại nhằm mục đích đầu cơ. 

Đây không phải là lần đầu tiên diễn ra vấn đề này, ngay trong năm ngoái, 4,500 tỷ mét khối khí đốt đã được giao dịch trên thị trường nguyên liệu Hà Lan, gấp 10 lần mức tiêu thụ thực sự của toàn Liên minh Châu Âu.

VTV.vn

Bài viết liên quan

Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
Chia sẻ bài viết về việc góp ý đối với dự thảo Nghị định hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa CDT Investment xin gửi đến Quý Khách hàng bài viết về việc góp ý đối với dự thảo Nghị định hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa, chi tiết như sau:
Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
Giá dầu tăng trở lại trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt Giá dầu WTI đang tăng trở lại do nguồn cung thị trường bị thắt chặt, bất chấp đồng USD tăng do lo ngại lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài
Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
Đà tăng của dầu chững lại trước áp lực từ USD Hành trình hướng tới 100 USD/thùng của giá dầu đã tạm dừng do USD tăng. Điều này đã khiến dầu thô trở nên đắt hơn đối với nhiều khách hàng, bù đắp cho tác động của nguồn cung dầu thắt chặt.
Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
5 biểu đồ quan trọng trên thị trường hàng hóa tuần này Giá dầu tăng cao đang tạo ra những khó khăn trên khắp thế giới khi nguồn cung sụt giảm còn nhu cầu về dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ ngày càng tăng, điều này có thể khiến nhiệm vụ kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương gặp khó khăn.
Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
Giá dầu tăng mạnh có thể đe dọa triển vọng hạ cánh mềm của Fed Fed đang phải đối mặt với một thách thức quen thuộc khi cố gắng đưa nền kinh tế vào công cuộc hạ cánh mềm: giá dầu tăng.
Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
Indonesia đề xuất thỏa thuận thương mại tự do hạn chế với Mỹ về khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất một hiệp định thương mại tự do đối với một số khoáng sản được vận chuyển đến Mỹ để các công ty trong chuỗi cung ứng pin xe điện hoạt động tại nước này có thể hưởng lợi từ các khoản tín dụng thuế của Hoa Kỳ, một bộ trưởng cấp cao cho biết hôm thứ Hai (10/04).
Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
Nga kỳ vọng về thỏa thuận Power of Siberia 2 với Trung Quốc trong năm nay Nga đang kỳ vọng về một thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia 2 theo kế hoạch có thể đạt được trước cuối năm nay
Châu Âu bắt đầu điều tra về vấn đề thao túng giá hợp đồng phái sinh khí đốt
Trung Quốc vẫn bổ sung dự trữ dầu thô ngay cả khi lượng lọc dầu trong nước tăng vọt Trung Quốc vẫn bổ sung thêm dầu thô vào kho dự trữ trong hai tháng đầu năm, mặc dù nhập khẩu thấp hơn và tỷ lệ xử lý nhà máy lọc dầu cao hơn.