Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
02:10 10/10/2024

Theo biên bản được công bố vào hôm thứ Tư, các quan chức Fed tại cuộc họp tháng 9 đã nhất trí về việc cắt giảm lãi suất, nhưng không chắc chắn về mức cắt giảm nên thực hiện, sau cùng họ quyết định giảm 0.5 điểm phần trăm nhằm đảm bảo cân bằng giữa tình hình lạm phát và sự suy yếu của thị trường lao động.

Biên bản cuộc họp đã làm rõ lý do các nhà hoạch định chính sách quyết định cắt giảm lãi suất 50 bps lần đầu tiên sau hơn 4 năm, đồng thời cho thấy những ý kiến trái chiều về triển vọng kinh tế giữa các quan chức Fed.

Một số quan chức ủng hộ mức giảm nhỏ hơn, chỉ 25 bps, vì họ muốn đảm bảo rằng lạm phát đang giảm một cách bền vững và họ có ít lo ngại hơn về thị trường việc làm.

Cuối cùng, chỉ có một thành viên là Thống đốc Michelle Bowman, bỏ phiếu phản đối mức cắt giảm 50 bps. Nhưng biên bản cho thấy một số thành viên khác cũng nghiêng về mức cắt giảm lãi suất ít hơn. Đây là lần đầu tiên một thống đốc bất đồng trong một cuộc bỏ phiếu về lãi suất của Fed kể từ năm 2005, bởi các quan chức Fed thường thống nhất về quyết định chính sách tiền tệ.

Biên bản chú thích rằng một số thành viên cho rằng họ sẽ nghiêng về mức giảm 25 bps hơn tại cuộc họp này và một số khác cũng có thể ủng hộ quyết định đó.

Một số thành viên cho rằng việc cắt giảm 25 bps sẽ là bước đi phù hợp với quá trình điều chỉnh chính sách tiền tệ, giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian để đánh giá mức độ thắt chặt cần thiết khi nền kinh tế thay đổi. Một vài thành viên còn cho rằng việc giảm 25 bps cũng có thể gửi tín hiệu về một lộ trình điều chỉnh chính sách rõ ràng và dễ dự đoán hơn.

Thị trường không có biến động lớn sau khi biên bản được công bố, với các chỉ số chính tiếp tục trên đà tăng mạnh.

Kể từ cuộc họp, các chỉ số kinh tế đã cho thấy thị trường lao động có thể mạnh hơn dự đoán của các quan chức ủng hộ mức giảm 50 bps.

Trong tháng 9, dữ liệu NFP tăng thêm 254,000 việc làm, cao hơn dự báo, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4.1%.

Dữ liệu này đã củng cố niềm tin rằng, dù Fed đang bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất, nhưng các đợt giảm tiếp theo có thể sẽ không mạnh như đợt giảm vào tháng 9. Chủ tịch Jerome Powell và các quan chức khác của Fed gần đây đã bày tỏ ủng hộ việc cắt giảm 50 bps vào cuối năm 2024, theo như biên bản công bố sau cuộc họp tháng 9.

Biên bản cuộc họp cho biết việc cắt giảm 50 bps được đưa ra dựa trên sự cân bằng giữa tình hình lạm phát và rủi ro liên quan đến thị trường lao động. Biên bản cũng chỉ ra rằng phần lớn các thành viên ủng hộ mức giảm lớn hơn, nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người phản đối. Thuật ngữ "các thành viên" ở đây ngụ ý sự tham gia của toàn bộ ủy ban FOMC, chứ không chỉ riêng 12 thành viên có quyền bỏ phiếu.

Biên bản cũng cho biết một số thành viên ủng hộ việc cắt giảm tại cuộc họp tháng 7, nhưng điều này đã không xảy ra.

Mặc dù tài liệu này đã nêu chi tiết hơn về tranh luận xoay quanh việc cắt giảm 25 bps, nhưng không có nhiều thông tin chỉ rõ lý do tại sao những người bỏ phiếu lại ủng hộ động thái cắt giảm lớn hơn.

Tại cuộc họp báo sau cuộc họp, Powell đã dùng từ “tái cân bằng” để tóm tắt quyết định cắt giảm, và từ này cũng xuất hiện trong biên bản.

Những thành viên của Ủy ban nhấn mạnh rằng việc điều chỉnh chính sách tại cuộc họp lần này không phải là một dấu hiệu cho thấy triển vọng kinh tế đang xấu đi, cũng không phải là tín hiệu ám chỉ rằng tốc độ nới lỏng chính sách sẽ nhanh hơn những gì đã được đánh giá biên bản ghi.

Việc điều chỉnh này nhằm làm cho chính sách phù hợp hơn với các chỉ số gần đây về lạm phát và thị trường lao động. Những người ủng hộ việc cắt giảm 50 bps cũng cho rằng bước đi này sẽ giúp duy trì sức mạnh của nền kinh tế và thị trường lao động, đồng thời tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc kiểm soát lạm phát, và nó phản ánh sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa các rủi ro.

Như thông thường, Fed ưa thích cắt giảm mỗi đợt 25 bps. Trước đó, ngân hàng trung ương chỉ giảm 50 bps trong thời gian Covid và trước đó nữa là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Dự báo của thị trường cho thấy lãi suất sẽ kết thúc năm 2025 trong khoảng từ 3.25%-3.5%, phù hợp với mức dự báo trung bình là 3.4%, theo FedWatch của CME Group. Thị trường hợp đồng tương lai trước đây đã dự đoán một lộ trình cắt giảm mạnh mẽ hơn và hiện đang ước tính có 20% khả năng Fed sẽ không cắt giảm tại cuộc họp ngày 6-7 tháng 11.

Tuy nhiên, thị trường trái phiếu đã có phản ứng khác. Kể từ cuộc họp của Fed, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm đều tăng khoảng 40 điểm cơ bản.

CNBC

Bài viết liên quan

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Chứng khoán châu Á tăng khi CPI tại Mỹ củng cố kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách của Fed Chứng khoán châu Á tăng nhẹ vào thứ Năm sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố, củng cố thêm niềm tin về đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo của Fed vào tháng tới.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Vỡ tan giấc mộng lãi suất vay mua nhà 3% ngay từ những ngày đầu của kỷ nguyên Trump Chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump phần lớn bắt nguồn từ làn sóng phản đối về gánh nặng chi phí sinh hoạt, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nhà ở đã trở thành tâm điểm bức xúc của người dân Mỹ.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Cổ phiếu châu Âu tăng mạnh sau tuyên bố chiến thắng của Trump Cổ phiếu châu Âu đồng loạt tăng vào thứ Tư, theo đà tăng của chứng khoán Mỹ, sau khi Donald Trump tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát một viện Quốc hội, mặc dù các kết quả vẫn chưa được xác nhận chính thức.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng miếng SJC 'làm ngơ' trước đà tăng chóng mặt của giá vàng thế giới Thị trường vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh bám sát mức cao kỷ lục. Giá vàng miếng SJC được duy trì ở mức mua vào 84 triệu đồng/lượng và bán ra 86 triệu đồng như hôm qua.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Giá vàng hôm nay 14/10: Khi lực cầu trú ẩn an toàn đối đầu với sức mạnh đồng USD, điều gì sẽ thắng thế? Giá vàng thế giới đang được hỗ trợ mạnh bởi lực cầu trú ẩn an toàn, nhưng một số chuyên gia cho rằng, kim loại quý này có thể sẽ giảm sâu bởi áp lực từ sức mạnh của đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu. Trong nước, giá vàng SJC duy trì ổn định quanh ngưỡng 84 triệu đồng/lượng.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Giá vàng tăng sau khi dữ liệu ủng hộ khả năng Fed giảm lãi suất Giá vàng tăng vọt vào thứ Sáu sau khi các dữ liệu gần đây ủng hộ kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới. Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo PPI của Mỹ để đánh giá chính xác hơn về triển vọng thị trường.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất Theo biên bản được công bố vào hôm thứ Tư, các quan chức Fed tại cuộc họp tháng 9 đã nhất trí về việc cắt giảm lãi suất, nhưng không chắc chắn về mức cắt giảm nên thực hiện, sau cùng họ quyết định giảm 0.5 điểm phần trăm nhằm đảm bảo cân bằng giữa tình hình lạm phát và sự suy yếu của thị trường lao động.
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9: Các quan chức Fed bất đồng về mức cắt giảm lãi suất
Giá vàng lao dốc trước thềm công bố dữ liệu CPI Giá vàng ghi nhận 6 phiên giảm giá liên tiếp, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ - yếu tố có thể định hình chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed trong những tháng tới.