Theo Reuters ngày 23 tháng 8, Trung Quốc đang vô tình giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt trên thị trường dầu thô thông qua việc giảm nhập khẩu và bằng cách ưu ái nguồn cung từ các nhà xuất khẩu bị phần lớn thế giới xa lánh.
Refinitiv Oil Research ước tính sản lượng dầu nhập khẩu tháng 8 tại nước này lên đến 8.33 triệu thùng/ngày. Con số này thấp hơn số liệu hải quan nước này ước tính là 8.79 triệu thùng/ngày vào tháng 7 và 8.72 triệu thùng/ngày vào tháng 6. Trong 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc ở mức 9.98 triệu thùng/ngày, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn vào dữ liệu hàng tháng, nhập khẩu dầu của Trung Quốc bắt đầu sụt giảm từ tháng 6 trở đi.
Có một số yếu tố đằng sau sự sụt giảm gần này. Nhu cầu nhiên liệu trong nước đã bị ảnh hưởng bởi các chính sách phong tỏa để phòng chống COVID-19 tại một số thành phố trong quý II và mức độ phục hồi kinh tế tương đối khiêm tốn sau đó.
Sản lượng lọc dầu cũng thấp hơn do thiếu hạn ngạch xuất khẩu cho sản phẩm lọc dầu, điều này có nghĩa là các nhà lọc dầu Trung Quốc đã không thể tận dụng hoàn toàn lợi thế trong điều kiện thị trường nhiên liệu trong khu vực đang thu hẹp, đặc biệt là với dầu diesel
Giá dầu thô cao sau cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 của Nga có khả năng ngăn cản hoạt động mua dầu khi giá hợp đồng tương lai dầu thô Brent ở mức trên 120 USD trong tháng 5, vào thời điểm các chuyến tàu giao hàng tháng 6 và tháng 7 đã được lên lịch.
Câu hỏi đặt ra là thị trường dầu thô toàn cầu sẽ ra sao nếu Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu với mức như trong 5 tháng đầu năm 2022, cụ thể là hơn 10 triệu thùng/ngày?
Rất khó để nghi ngờ việc thị trường toàn cầu đang tiếp tục thắt chặt và giá cả sẽ chịu áp lực tăng mạnh.
Một yếu tố khác cần lưu ý là là nguồn cung dầu thô của Trung Quốc, với sự thay đổi rõ ràng xảy ra trong những tháng gần đây.
Nga là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc trong tháng 7, với lượng nhập khẩu qua đường ống và tàu chở dầu đạt 1.68 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu hải quan công bố vào ngày 20 tháng 8.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã mua dầu thô của Nga khi được chiết khấu mạnh, thu gom những lô hàng có thể đã đi đến các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc trước khi Moscow tấn công Ukraine.
Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đạt tổng cộng 1.67 triệu thùng/ngày, chỉ sau nhà cung cấp hàng đầu Saudi Arabia 1.72 triệu thùng/ngày.
Điều mập mờ hơn là nhập khẩu của Trung QUốc từ Iran và Vene đều đang bị Mỹ trừng phạt.
Trung Quốc không ghi nhận đơn hàng nào nào trong tháng 7 từ một trong hai quốc gia, nhưng dữ liệu hải quan của nước này liệt kê lượng nhập khẩu 787,000 thùng/ngày từ Malaysia.
Con số này phần lớn được các bên tham gia thị trường giả định chủ yếu là dầu từ Iran và Venezuela vì tổng sản lượng dầu thô của Malaysia đạt mức trung bình dưới 600,000 thùng/ngày trong năm nay, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
Hiện tại, việc Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác nhắm mắt làm ngơ trước hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ Iran và Venezuela bởi vì nếu Bắc Kinh thực sự không mua dầu từ hai nhà sản xuất này, họ sẽ thắt chặt đáng kể thị trường toàn cầu.
Trung Quốc thực chất không chủ động giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt thị trường dầu thô toàn cầu mà đơn giản là do nguyên lý cung cầu dẫn đến kết quả này.
Trung Quốc đang mua hàng hóa từ Nga, Iran và Venezuela với mức chiết khấu cao so với các nhà cung cấp khác.
Miễn là những chiết khấu này được duy trì, các nhà lọc dầu Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục mua.