Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
08:09 19/09/2022

Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã giảm bớt trong thời gian vừa rồi, vấn đề hạn hán tại châu Âu cũng đã thuyên giảm, giúp là giảm lực tăng của giá dầu.

DẦU THÔ

Yếu tố Cơ bản

  • Cảng xuất khẩu dầu Basra, cảng xuất khẩu chính ở phía Nam của Iraq gặp sự cố tràn dầu. Đây là cảng xuất khẩu dầu thô chính của Iraq ra thế giới, sự cố lần này đã buộc cảng phải giảm công suất hoạt động không thời hạn. Trong tháng 08, Iraq đã xuất khẩu 3.25 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 08.
  • Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2022 xuống chỉ còn 2 triệu thùng/ngày, giảm 100,000 thùng/ngày so với mức dự báo trong báo cáo tháng trước. Tổ chức này cho rằng tốc độ tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu thế giới đang giảm.
  • Xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng 08 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nước này đã xuất khẩu 1.12 triệu tấn xăng trong tháng 08, trong bối cảnh nhu cầu nội địa sụt giảm và hạn ngạch xuất khẩu mới được cấp. Xuất khẩu dầu diesel cũng tăng hơn 50% lên 830,000 tấn.
  • Đức quốc hữu hóa cổ phần của Rosneft, công ty dầu khí Nga, tại ba nhà máy lọc dầu lớn ở nước này, bao gồm PCK, Miro và Bayernoil cũng như kho chứa khí đốt tại Rehden của công ty con của Gazprom tại Đức (Gazprom Germania). Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của Đức và châu Âu để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng tại khu vực này cũng như giảm phụ thuộc vào dầu khí Nga.
  • Bộ Năng lượng Mỹ bác bỏ thông tin sẽ mua bổ sung dầu dự trữ chiến lược tại mức giá 80 USD/thùng. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết chính quyền sẽ không vội vàng mua bổ sung dầu vào kho dự trữ chiến lược, cũng như không có một mức giá cụ thể nào cho việc mua vào.

Yếu tố Kỹ thuật

  • Mặc dù vẫn di chuyển theo xu hướng giảm, nhưng lực giảm của giá dầu WTI vẫn chưa đủ mạnh để phá vỡ mức hỗ trợ 84 USD, Đây là vùng đỉnh cũ hình thành vào tháng 11 năm ngoái, trước khi cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu bùng phát.
  • Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã giảm bớt trong thời gian vừa rồi, vấn đề hạn hán tại châu Âu cũng đã thuyên giảm, giúp là giảm lực tăng của giá dầu.
  • Mặc dù chúng tôi vẫn bias tăng với giá dầu từ nay đến cuối năm, nhưng các nhà đầu tư cần theo dõi kỹ biến động giá trong vùng 84 – 86 USD.

KHÍ ĐỐT

Yếu tố Cơ bản

  • Theo báo cáo từ Gazprom, sản lượng khai thác khí trong nửa đầu tháng 09 tiếp tục theo xu hướng tăng tháng thứ hai liên tiếp, sau khi chạm đáy vào tháng 07. Dù vậy, sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay chỉ đạt 300.8 tỷ mét khối, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Mực nước sông Rhine tại Đức đã tăng lên mức cao nhất 3 tháng, giải tỏa phần nào những lo ngại do hạn hán gây ra đối với lĩnh vực năng lượng nói riêng và nền kinh tế nói chung
  • Tổng thống Nga Putin cho biết nước này sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á, mà trong đó Pakistan là một trong những quốc gia được ưu tiên.

Yếu tố Kỹ thuật

  • Bất chấp cú tăng bất ngờ trong tuần vừa rồi, giá khí đốt Mỹ vẫn không thể nào phá vỡ được vùng đỉnh 10 USD/MMBtu.
  • Hiện tại, giá đang đối mặt với mức Fibonacci 50%. Đây có thể được coi là mức hỗ trợ tương đối mạnh về mặt kỹ thuật, 
  • Mặc dù thời tiết tại Mỹ đã kìm đà tăng của giá khí đốt Henry Hub, nhưng những bất ổn của thị trường khí đốt châu Âu lại giúp hạn chế đà giảm.
  • Vì thế, giá khí đốt Mỹ vẫn có thể tiếp tục giảm về vùng Fibonacci 61.8 trước khi tăng trở lại, tương ứng với thời điểm đầu tháng 10, khi cảng xuất khẩu Freeport tại Mỹ (có thể) được vận hành trở lại.
CDT Investment Research

Bài viết liên quan

Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Westpac IQ: Háo hức trước thềm báo cáo thu nhập Q3, Phố Wall “vui như trẩy hội”; quan chức Fed liên tục đưa ra những phát biểu "thận trọng" Nhận định của Westpac IQ.
Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Dầu Brent khởi sắc: Đón đầu làn gió mới từ chính sách tiền tệ, đà tăng được dự báo kéo dài Giá dầu Brent đang lấy lại đà tăng, tiến gần mức 73.63 USD, sau đợt sụt giảm gần đây do phát ngôn của Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Thị trường dầu đối mặt với "bão táp kép" trước áp lực từ Trung Quốc và Fed Tuần qua, hợp đồng tương lai dầu WTI ghi nhận mức tăng nhẹ, chấm dứt đà sụt giảm kéo dài 4 tuần liên tiếp, trong khi dầu Brent tiếp tục đà giảm. Dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc cùng với tồn kho dầu cao đang làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nhu cầu. Số lượng giàn khoan dầu tăng và các chỉ báo kỹ thuật tiêu cực cho thấy giá WTI có thể tiếp tục đà giảm.
Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Báo cáo Phân tích Hàng hóa tuần từ ngày 04/09-10/09 Diễn biến thị trường hàng hóa trong tuần từ 04/09-10/09
Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Hàng hóa - 08.09.2023 - Báo cáo và phân tích CDT Investment xin gửi đến Quý khách hàng Báo cáo và Phân tích hàng ngày tổng hợp phiên giao dịch ngày 07.09.2023
Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Hàng hóa - 06.09.2023 - Báo cáo và phân tích CDT Investment xin gửi đến Quý khách hàng Báo cáo và Phân tích hàng ngày tổng hợp phiên giao dịch ngày 05.09.2023
Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Hàng hóa - 31.08.2023 - Báo cáo và phân tích CDT Investment xin gửi đến Quý khách hàng Báo cáo và Phân tích hàng ngày tổng hợp phiên giao dịch ngày 30.08.2023
Báo cáo Tuần 12/09-18/09 mảng Năng lượng: Sức ép đối với năng lượng tại châu Âu đã thuyên giảm!
Hàng hóa - 30.08.2023 - Báo cáo và phân tích CDT Investment xin gửi đến Quý khách hàng Báo cáo và Phân tích hàng ngày tổng hợp phiên giao dịch ngày 29.08.2023